Trong bài trước chúng ta đã tìm hiểu về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của chiếc máy vặt lông gà. Tuy nhiên còn có rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến việc vặt lông gà bằng máy. Bài viết hôm nay mayvatlongga.info sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Các yếu tốt ảnh hưởng đến quá trình vặt lông gà
1. Lực tác dụng để có thể vặt được lông ra khỏi cơ thể của gà
Lực này là một yếu tố then chốt cho việc làm sạch lông gà. Lực này được tạo ra nhờ vào lực ly tâm mà những mút cao su trên mâm xoay tác động lên cơ thể gà cũng như sự ma sát giữa những mút cao su đứng yên trên thành thùng và những mút cao su trên mâm xoay với cơ thể gà.
Phân tích lực tác dụng
Lực tác dụng lên gà trên mâm phẳng.
Đầu tiên, gà được đặt vào giữa mâm xoay khi nó đứng yên, lúc này trọng lực P và phản lực N có cùng một giá trị triệt tiêu nhau (Hình 1).
Khi mâm bắt đầu chuyển động xoay tròn, nhờ vào lực ma sát gà vẫn bám trên bề mặt và quay theo mâm xoay. Khi tốc độ của mâm tăng dần, lực ma sát và lực ly tâm cũng xuất hiện, độ lớn của lực ly tâm tăng dần và lớn hơn độ lớn của lực ma sát cho nên gà có xu hướng dịch chuyển ra biên của mâm (Flt > Fms), (Hình 2).
Trong quá trình gà di chuyển ra biên, do lực ma sát giữa lông gà và mâm mà một phần lông gà sẽ được vặt ra khỏi cơ thể gà.
Độ lớn của lực ma sát: Fms=k.N=k.m.g=0,4108 .2.9,81=8,06N
Trong đó:
- k: Hệ số ma sát, k= 0,4108
- m: Khối lượng gà, m=2kg
- g: Gia tốc trọng trường, g= 9,81 m/s2
Lực này lớn hơn lực cần thiết để nhổ lông gà ở phần đầu và phần ức gà cho nên trong quá trình di chuyển ra biên thì một phần lông gà sẽ được vặt ra.
Trường hợp trên mâm xoay và trên thành thùng có gắn những mút cao su (hình 3).
Trên mâm xoay được gắn nhiều mút cao su, khoảng cách từ tâm của mâm đến mút cao su trên thành là r (r = 0,228m).
Khi mâm xoay hoạt động với số vòng quay n = 300 vòng/phút, lực ly tâm có xu hướng đẩy gà về phía những mút cao su trên thành thùng, lực ly tâm phụ thuộc vào số vòng quay của mâm.
Lực ma sát của gà tác dụng lên các mút cao su trên thành thùng:
Giả sử cả mâm và thùng cùng chuyển động cùng vân tốc với nhau v1 = v2, khi đó tại vị trí tiếp xúc giữa mút cao su trên thùng và gà xuất hiện lực ly tâm Flt do mâm gây ra và phản lực N do thùng gây ra, hai lực này có cùng độ lớn nhưng ngược chiều nhau, vì vậy nên gà sẽ chuyển động theo và có cùng vận tốc với mâm và thùng. Nhưng khi thùng không chuyển động theo mâm thì khi đó xuất hiện lực ma sát giữa gà và mút cao su trên thành thùng (Hình 4).
Lực ma sát này được xác định như sau: Fms=k.N=0,4108 .450 = 185 N.
Lực ly tâm tác dụng lên nhiều mút cao su trên thành nên tổng lực tác dụng sẽ phân tán đều lên những mút trong một khoảng thời gian nhất định, vì vậy lực ma sát tác dụng lên gà cũng giảm sẽ giảm lại nên sẽ bảo đảm cho phần da gà không bị rách.
2. Thời gian chần qua nước nóng
Thời gian này là tương đối quan trọng vì nếu thời gian này quá lâu sẽ ảnh hưởng đến lớp da cũng như chất lượng thịt gà. Theo kinh nghiệm thực tiễn cũng như tìm hiểu qua các trang báo đài thì nhiệt độ nước nóng khoảng 70oC là thích hợp nhất để chần gà, thông thường chúng ta thường chần gà qua nước sôi khoảng 100oC, nhưng khi nước sôi 100oC thì lỗ chân lông của gà sẽ co lại và rất khó để nhổ và khi đó lớp biểu bì của gà sẽ chín một phần nên trong quá trình nhổ sẽ làm ảnh hưởng đến lớp da như là rách da. Thông thường, thời gian chần gà là khoảng 2 phút.
3. Độ đàn hồi cảu mút cao su
Mút cao su có tác dụng vặt lông ra khỏi cơ thể gà mà không làm ảnh hưởng đến phần da. Do đó phải sử dụng mút mềm và có độ đàn hồi tốt. Sử dụng mút cao su loại có độ cứng từ 50 đến 55 shore A JIS.
4. Nước tác dụng trong lúc máy hoạt động
Trong lúc máy làm việc, nước có tác dụng giúp cuốn trôi lông ra khỏi thùng. Nguồn nước được sử dụng có thể là nguồn nước lấy trực tiếp từ nguồn nước máy hoặc là được lấy từ nguồn nước ngầm đã qua xử lý.
5. Thời gian hoàn thành một sản phẩm
Thời gian làm việc của máy càng lâu thì mức độ sạch lông của gà càng lớn nhưng số lượng sản phẩm đạt được không cao. Chọn thời gian hoàn thành 1 đợt sản phẩm 3 con gà là 2,5 phút, thời gian nghỉ giữa hai lần thực hiện là 0,5 phút. Trung bình 1 con/phút. Trong khoảng thời gian 2,5 phút, xét tại 1 mút cao su tại một vị trí trên mâm xoay thì có 750 lần mút này quét qua cơ thể gà nếu gà đứng yên, nếu gà chuyển động theo mâm thì cũng có 750 lần gà được quét qua 1 mút cao su trên thành thùng. Trên thực tế, sẽ có sự thay đổi luân phiên lúc thì gà chuyển động theo mâm và ma sát với thành thùng, lúc thì gà được các mút cao su trên thành thùng giữ lại và các mút cao su trên mâm xoay sẽ quét qua cơ thể gà. Do đó, với khoảng thời gian này sẽ đảm bảo được gà sẽ được vặt sạch lông.
6. Độ sạch lông của gà
Độ sạch lông k của gà sau khi được vặt qua máy được xác định bằng công thức thực nghiệm.
k=100% – e, e= m0/ms.100%
Trong đó:
- k: Độ sach lông của gà sau khi đƣợc vặt qua máy
- e: Mức độ lông còn sót lại trên cơ thể gà
- m0: Khối lượng lông còn lại trên cơ thể gà
- ms: Khối lượng lông gà ban đầu (đã chần qua nước)
Qua những thông tin trên mong rằng sẽ giúp ích cho các bạn hiểu rỏ hơn về những lực tác dụng để có thể vặt được lông ra khỏi cơ thể của gà cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình vặt lông gà.