Quy trình giết mổ gà quy mô nhỏ

3.8
(4)

Việt Nam với dân số khoảng 87,84 triệu người (năm 2011) và tốc độ gia tăng dân số khoảng 1,5 triệu người/năm, nước ta đang thực sự đối mặt với nhu cầu nguồn thực phẩm ngày càng lớn đặc biệt là nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao. Trong đó thịt gà là sự lựa chọn hàng đầu của khá nhiều người tiêudùng. Cùng với sự phát triển của công nghiệp hóa hiện đại hóa, mọi người ngày càng trở nên bận rộn với công việc làm của mình mà không có nhiều thời gian dành cho việc nội trợ. Do đó, ngày càng nhiều người tìm đến với các loại thực phẩm đã được sơ chế như thịt gà, cá,… để tiết kiệm thời gian. Bắt được xu hướng này của người tiêu dùng mà ngày càng có nhiều địa điểm chuyên kinh doanh dịch vụ làm gà thuê như là các cơ sở giết mổ, siêu thị,… Nếu bình thường thì thời gian để làm sạch lông 1 con gà bằng thủ công mất khoảng 10 – 15 phút, trong 1 giờ có thể làm được khoảng 4 – 6 con, năng suất thấp, cho nên việc đầu tư máy móc thiết bị vào khâu này là cần thiết để nâng cao năng suất và đáp ứng được nhiều nhu cầu đặt hàng của người tiêu dùng. Máy vặt lông gà siêu tốc với năng suất 3 – 5 con/30 giây được tính toán thiết kế sẽ đáp ứng được một phần nào đó nhu cầu của các cơ sở giết mổ, giúp giảm được nhân công lao động và chi phí sản suất.

Sau đây là quy trình giết mổ gà quy mô nhỏ đang được áp dụng ở nhiều cơ sở giết mổ gia cầm trên toàn quốc. Những khác hàng nào đang có ý định mở dịch vụ làm gà thuê thì có thể tham khảo để áp dụng hiệu quả.

Quy trình giết mổ gà quy mô nhỏ

quy-trinh-giet-mo-ga-quy-mo-nho
Quy trình giết mổ gà quy mô nhỏ

1. Gà nguyên liệu

Nguồn gà nguyên liệu một số được nuôi tại một số cơ sở chăn nuôi và một số được tiếp nhận cho hệ thống gia công thuê. Gà nhập về có giấy chứng nhận của thú y về nguồn gốc xuất xứ và tình trạng sức khỏe đủ điều kiện giết mổ. Ngoài ra, gà cũng có thể được thu mua từ những điểm chăn nuôi nhỏ lẻ trong các hộ gia đình. Nhìn chung, nguồn gà nguyên liệu là khá phong phú.

2. Cắt tiết

Gà nguyên liệu được công nhân tiến hành công đoạn cắt tiết thủ công, làm cho máu trong gà chảy hết ra ngoài để thịt có màu sáng không đọng máu trong thịt.

3. Nhúng nước nóng

Gà sau khi cắt tiết di chuyển trên dây chuyền cho tiết chảy ra hết sau đó đi vào bồn chần qua nước nóng. Nhiệt độ nước trụng ở đây khoảng 70oC, nhiệt độ này phù hợp để tuốt lông được mà không bị rách da khi qua máy vặt lông.

4. Vặt lông

Công đoạn này được thực hiện tự động bằng máy, gà sau khi được chần qua nước nóng thì được đặt vào thùng, máy hoạt động, sau đó ta thu được gà đã được làm sạch lông trên 90%. Phần lông còn lại được công nhân nhổ bằng thủ
công.

5. Tuốt da chân và móc diều

Công đoạn tuốt da chân và móc diều được công nhân thực hiện bằng thủ công, gà được cắt dưới cổ và phía trên phần ức để lấy diều và thực quản. Vì đây là nơi chứa thức ăn của gà nên có rất nhiều vi khuẩn, phần này được lấy sạch để vi sinh vật không nhiễm vào thịt.

6. Móc lòng

Trước khi móc lòng công nhân rạch dưới bụng gà 1 đường khoảng 6-7cm. Lòng được lấy ra phải đảm bảo còn nguyên vẹn không bị vỡ và sót lại tránh sự vấy nhiễm vi sinh vật từ bộ phận tiêu hóa của gà.

7. Rửa

Tại đây gà được rửa sạch hoàn toàn (nhất là phần đầu gà).

8. Sát khuẩn

Để làm hạ thấp thân nhiệt và loại bỏ hết vi sinh còn sót. Gà được tiếp tục đi qua hệ thống nước lạnh, hỗn hợp nước muối và khí Ozone.

9. Bao gói

Được thực hiện nhằm mục đích hạn chế sự phát triển vi sinh vật. Sản phẩm gà được đóng gói trong bao bì để bảo quản sản phẩm tươi lâu hơn.

10. Sản phẩm Thịt Gà Tươi

Là sản phẩm tươi sống nên bảo quản trong nhiệt độ 5oC trong 3 ngày là tốt nhất, và sử dụng sau khi đã nấu chín.

ĐÁNH GIÁ VỀ BÀI VIẾT

CLICK ĐỂ ĐÁNH GIÁ

Average rating 3.8 / 5. Vote count: 4

CHƯA CÓ LƯỢT ĐÁNH GIÁ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lên trên